PHÂN HỮU CƠ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

1. Phân hữu cơ vi sinh là gì? 

Phân hữu cơ vi sinh là một loại phân bón được tạo ra từ cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men.

Thành phần của loại phân này có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó một số loại vi sinh vật vẫn còn sống và hoạt động khi được bón vào đất với mật độ trung bình từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại.

Loại phân này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng mà còn giúp đất chống lại các mầm bệnh, bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu cũng như tăng lượng mùn trong đất. Phân hữu cơ vi sinh là gì  2. Những ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh 

2. Những ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại phân bón khác như sau:

Giúp cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.

Cách sử dụng phân bón này đơn giản, chỉ cần bón vào cây và không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa.

Phân hữu cơ vi sinh được lựa chọn sử dụng thay thế cho phân bón hóa học vì chúng có thể cung cấp những dưỡng chất thiết yếu mà phân hóa học không cung cấp được.

Loại phân này có chứa các vi sinh vật phân giải có thể làm tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng khó hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu.

Chúng khá thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người cũng như các loại động vật
Những ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh 

3. Những tác dụng nổi bật của phân hữu cơ vi sinh

Sau đây là những tác dụng nổi bật khiến phân bón hữu cơ vi sinh được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay.

3.1 Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh

Việc sử dụng phân hữu cơ vi sunh mang lại rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như:

Cung cấp một cách đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, mặc dù hàm lượng không nhiều nhưng giúp cây trồng vẫn hấp thụ được hoàn toàn một cách bền vững trong thời gian dài.

Phân hữu cơ vi sinh giúp giữ ấm, giữ nước, giữ phân và hỗ trợ bộ rễ của cây phát triển tốt, đồng thời khiến cho đất tơi xốp.

Giúp hệ vi sinh vật trong đất phất triển mạnh mẽ. Một số loại phân hữu cơ vi sinh còn cung cấp vi sinh vật cho đất trồng và đẩy lùi các dịch bệnh, vi sinh vật bất lợi cho cây trồng.

Mang lại sự an toàn, chất lượng bền vững cho nông sản, để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm thương hiệu nông sản.Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh 

3.2 Tác hại khi sử dụng phân bón hóa học

  • Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học không đúng cách sẽ dẫn đến chai sạn đất, khiến dinh dưỡng đất bị suy giảm dẫn tới năng suất của cây trồng cũng giảm theo.
  • Dịch bệnh trên các giống cây trồng rất khó có những phương pháp điều trị đặc hiệu.
  • Đặc biệt, khi sử dụng phân bón hóa học góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

4. Những lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh hiệu quả

4.1 Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng với những cách như sau:

  • Ủ phân hữu cơ vi sinh trước khi sử dụng: Khi chúng ta tiến hành ủ, những tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển một cách mạnh mẽ nhất.
  • Hoà tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gốc cây: Bạn có thể tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc cây sẽ rất tốt.

4.2 Những lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh đạt hiệu quả cao

  • Không được sử dụng các chất, thuốc, phân… có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào những nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh, bởi sẽ gây chết các vi sinh vật đó.
  • Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho hai lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau khoảng hai tuần là hợp lý.
    Những lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh đạt hiệu quả cao
    Những chia sẻ qua bài viết này phần nào đã cung cấp đến bạn một số thông tin về phân hữu cơ vi sinh, những ưu điểm nổi bật cùng các lưu ý để sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. Đừng quên thường xuyên theo dõi Hóa chất Hải Đăng để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhất bạn nhé. Liên hệ : 0934564401-0934561220 để được giải đáp và cập nhật thông tin bạn cần nhanh nhất.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *