RỈ MẬT ĐƯỜNG LỰA CHỌN TỐT NHẤT CHO NUÔI TÔM CÁ TẠI HẢI PHÒNG
Tác Dụng Của Rỉ Mật Đường Trong Nôi Trồng Thủy Sản
Mật rỉ đường được rất nhiều bà con quan tâm và vận dụng triệt để trong quá trình chăn nuôi tại trang trại, ao cá của mình.
Đây được coi là nguyên liệu giá rẻ, dễ kiếm nhưng có giá trị dinh dưỡng tương đối cao đảm bảo cho tôm, cá phát triển một cách tốt nhất.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu những ưu điểm và cách dùng mật rỉ đường để ứng dụng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả nhất nhé.
Tác Dụng Của Rỉ Mật Đường
Rỉ đường trong nuôi thủy sản từ lâu đã được người dân biết đến và vận dụng vào quá trình nuôi một cách hiệu quả. Đây được xem là nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có tác dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước.
Vậy Mật Rỉ Là Gì?
Rỉ Mật Đường hay còn được gọi là mật rỉ, rỉ đường, chế phẩm sinh học, mật rỉ đường…tên trong tiếng anh là Molasses. Đây là phụ phẩm có dạng chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh.
Nguyên liệu sản xuất có thể từ hai loại nông sản là mía đường và củ cải đường. Tuy nhiên, dựa trên điều kiện khí hậu và đặc điểm canh tác cũng như về lợi nhuận kinh tế cho người tiêu dùng thì mật rỉ đường tại nước ta được làm ra chủ yếu là từ mía.
Mật rỉ có dạng lỏng, hơi sánh màu nâu đen. Mật rỉ nguyên chất sẽ gần như là dung dịch đồng nhất và có khả năng hòa tan được trong nước.
Thành Phần
Thành phần tiêu chuẩn của mật rỉ được chia thành 3 phần: đường, chất hữu cơ không đường và chất khoáng.
Đường:
Các loại gluxit hòa tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng chính của mật rỉ, trong đó Sucroza chiếm 44%, Fructoza chiếm 13%, Glucoza chiếm 10%, Axit amin chiếm 3%, các chất khác chiếm 30%. Mật rỉ đường có tỷ lệ đường khử tương đối cao.
Chất khoáng:
Hàm lượng Ca trong mật rỉ cao tới 1%, trong khi đó hàm lượng P lại thấp. Rỉ mật mía giàu Na, K, Mg và S. Rỉ mật cũng chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu (7 ppm), Zn (10 ppm), Fe (200 ppm), Mn (200 ppm).
Chất Hữu Cơ Không Đường
bao gồm chủ yếu là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ. Nói chung hàm lượng các chất hữu cơ không phải là đường của mật rỉ củ cải đường cao hơn rỉ mật mía. Trong mật rỉ đường không chứa xơ và lipit. Tỷ lệ protein thô trong rỉ mật mía tiêu chuẩn là rất thấp (3-5%). Trong rỉ mật mía còn có một lượng đáng kể các axit hữu cơ, trong đó chủ yếu là axit acotinic.
Sử Dụng Mật Rỉ Đường Đúng Cách Và Hiệu Quả Nhất
1. Sử dụng mật rỉ đường để kiểm soát NH3 và NO2.
Trong ao nuôi tôm, các loại giáp xác chỉ đồng hóa được từ 20 – 30% lượng thức ăn đưa vào cơ thể, phần còn lại được thải ta môi trường ao nuôi. Lúc này, khoảng 50% của tổng lượng nitrogen được đưa vào ao nuôi (chủ yếu là thức ăn) cuối cùng sẽ được chuyển thành khí độc NH3 và NO2.
Kết quả của các cuộc thử nghiệm của cơ quan nghiên cứu của Úc cho rằng: Bón mật rỉ với liều lượng 30 lít/ha là thích hợp nhất sẽ giúp giảm hàm lượng khí độc trong ao nuôi tôm.
2. Công dụng của mật đường – Kiểm soát độ pH
Mật rỉ có khả năng kiểm soát, ổn định tốt độ pH trong ao nuôi. pH cao trong ao nuôi tôm thường do mật độ tảo quá dày khiến tảo tiêu thụ carbon từ khía CO2 cho quá trình nên làm giảm tính axit của nước khiến độ pH tăng cao. Bón mật rỉ sẽ giúp gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng cạnh tranh hiệu quả nguồn carbon với tảo, chính nhờ vậy mà vẫn giữ được mật độ tảo ổn định mà vẫn kiểm soát độ độ pH trong ao nuôi tôm.
3. Tác dụng của mật rỉ trong nuôi tôm – Nuôi vi sinh trong xử lý nước
Ngoài tác dụng kiểm soát khí NH3 và pH trong ao nuôi tôm, mật rỉcòn được sử dụng để ủ với men vi sinh để xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản. Liều lượng và thời gian ủ còn phụ thuộc vào từng loại men vi sinh.
Địa chỉ cung cấp mật rỉ đường uy tín chất lượng.
☆ Hỗ trợ kỹ thuật/mua hàng
Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ 0934564401 hoặc 093456.1220 để được hỗ trợ nhanh nhất.Trân trọng cảm ơn Quý khách đã đến với Hóa Chất Hải Đăng!