ĐỊA CHỈ BÁN VÔI TẠI TIÊN YÊN- MÓNG CÁI- ĐẦM HÀ

Cách Xài Vôi Trong Nuôi Cá Đạt Hiệu Quả Cao

Vôi rất cần thiết cho nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với các loài nuôi trong ao đất tự nhiên như cá, tôm, cua, ốc,… Công dụng chính của vôi là để cải tạo ao nuôi, nâng pH của nước (đối với ao có nền đất chua), tăng kiềm, tăng độ cứng, hạ phèn, làm trong nước.

Vôi giúp mùn bã đáy ao phân hủy nhanh hơn, do được khoáng hóa nên chất lượng nước được cải thiện, tảo có lợi phát triển tốt, thức ăn tự nhiên của tôm cá cũng từ đó mà phong phú hơn. Ngoài ra, vôi còn có tác dụng diệt các loại ký sinh trùng, địch hại, rong tảo và cả các mầm bệnh trong ao.
Vôi Trong Thủy Sản - Công Dụng Và Cách Sử Dụng

Mối liên quan giữa pH và kiềm trong ao nuôi

Bà con cần phải biết được các đặc tính của khu vực ao nuôi của mình, từ đó mới có thể xác định là mình nên nuôi loài gì, thả giống thời gian nào, xử lý như thế nào mới thả cá được,…. Đó là các đặc tính vật lý (đất cát pha, đất thịt), hóa học (phèn, chua, pH nước, nhiệt độ,…), sinh học (các loài đang mọc dưới nước, loài đang có trong nước),…

Nước thích hợp cho nuôi cá thường có pH trung tính hoặc kiềm, pH trong khoảng từ 7.0 – 8.5 là phù hợp cho đa số các loài. Các giá trị trên hoặc dưới phạm vi này sẽ ức chế sự tăng trưởng và sinh sản của cá. Nếu độ pH quá thấp (pH<5), nước chua quá giới hạn cho phép thường có nhiều khí CO2, thiếu khí O2, dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh, tảo độc có hại trong môi trường yếm khí phát triển thuận lợi sẽ gây hại cho cá.
Cách sử dụng vôi trong ao nuôi tôm an toàn, hiệu quả nhất | Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Châu Phi

Độ kiềm cung cấp khả năng đệm cho ao, đây là khả năng chống lại sự thay đổi độ pH. Độ kiềm thích hợp đối với nhiều loài cá ít nhất phải từ 50 mg/l trở lên. Và độ cứng là 75 – 250 mg/l, tối thiểu phải đạt 20 mg/l. Độ pH, độ kiềm và độ cứng của nước đều có thể thay đổi bằng cách thêm vôi vào nước.

Mục đích của việc rải vôi cho ao cá

Kể cả nuôi cá trong ao đất hay ao bạt thì bà con vẫn phải bón vôi. Đây là cách rẻ nhất để cải tạo chất lượng nước ao và đáy ao. pH nước ổn định, nước trong thì cá mới sinh trưởng tốt được. Đáy ao được kiểm soát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến nước, tảo có lợi phát triển, đỡ hình thành bùn đáy, đỡ phát sinh khí độc ở đáy, giảm xì phèn. Chúng ta cùng đi vào chi tiết của những lợi ích này nhé.

Thứ nhất: Đối với nước ao

  • Vôi giúp tăng và duy trì pH của đất và nước ao phù hợp cho nuôi cá. Đồng thời độ kiềm cũng sẽ tăng, tạo ra nhiều CO2hơn cho quá trình quang hợp của tảo và thực vật thủy sinh.
  • Bùn lơ lửng, các hạt sét và các chất humic sẽ gây cản trở sự quang hợp của thực vật thủy sinh, làm thiếu dưỡng khí cho tôm cá. Sử dụng vôi sẽ làm lắng chìm các chất này sau mỗi trận mưa khiến cho nước trong trở lại, từ đó O2 trong nước sẽ tăng lên. Cho nên bà con nuôi tôm cá thường rải vôi trong lúc trời mưa (nếu mưa to trên 2 tiếng), ngoài việc làm tăng nhiệt độ nước thì còn có tác dụng lắng tụ các chất lơ lửng gây đục nước, không để đến khi mưa tạnh mới rải.
  • Vôi tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng trên cá, từ đó cá ít mắc bệnh hơn.

Thứ hai: Đối với đáy ao

  • pH đáy ao tăng sẽ kích thích các chất hữu cơ ở đáy phân huỷ, các vi sinh vật đáy hoạt động mạnh sẽ giải phóng nito và photpho trong trầm tích giúp cung cấp dinh dưỡng cho sinh vật phù du phát triển.
  • Cấu trúc của đất theo thời gian sẽ được cải thiện.
    Tác dụng của vôi trong nuôi thủy sản | Tôm Vàng

    Các loại vôi được dùng phổ biến hiện nay

    Trên thị trường hiện nay có 4 loại vôi phổ biến nhất, tên thường gọi là vôi đá, vôi sống, vôi tôi và vôi Dolomite. Đặc điểm của mỗi loại như sau:

    1. Vôi đá là vôi CaCO3, được sản xuất từ đá vôi, san hô, vỏ sò,… xay nhuyễn. Nó còn có tên là vôi lạnh hay vôi Canxi, dùng để hạ phèn, làm trong nước, diệt khuẩn.
    2. Vôi sống là vôi CaO, được sản xuất bằng cách nung vôi đá CaCO3 ở nhiệt độ 900-10000C rồi nghiền mịn.

    Phương trình phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2

    Nó còn có tên gọi là vôi nóng, vôi đá nung hay vôi đá xay. Ngoài việc để tăng pH, với khả năng diệt khuẩn, diệt nấm và khử trùng cao, vôi sống chỉ dùng để cải tạo ao bị chua, phèn, rải quanh bờ ao để ngăn phèn xì vào nước.

    1. Vôi tôi là vôi Ca(OH)2. Vôi sống hòa tan vào nước sẽ tạo ra vôi tôi hay còn gọi là vôi sữa, dung dịch đục như sữa.

    Phương trình phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2

    Vì bản chất của nó tương tự như CaO nên cũng có công dụng cải tạo ao, tăng pH đất, tăng pH nước rất nhanh.

    1. Vôi Dolomite là vôi CaMg(CO3)2, được sản xuất từ đá vôi đen nghiền thành bột mịn, CaCO3: 62% – 75%, MgCO3: 25% – 37%. Vôi Dolomite có tác dụng tạo màu nước ao tôm, tăng hệ đệm trong ao nuôi mà ít ảnh hưởng tới pH của môi trường.

    Liều lượng vôi cần dùng cho từng trường hợp cụ thể

    Bà con cần kiểm tra pH nước để xác định rằng ta có nên bón vôi hay không. Khi giá trị pH lệch khỏi giá trị thích hợp cho nuôi cá mà Tin Cậy đã trình bày ở trên thì bà con phải bón vôi ngay. Có nhiều cách để kiểm tra pH. Hiện nay cách được sử dụng phổ biến nhất là dùng test nhanh sera, hoặc nếu muốn sử dụng lâu dài và cho ra giá trị pH chính xác đến 2 số thập phân thì bà con  dùng bút đo cầm tay hoặc máy đo có dây cáp thả xuống nước. Tuỳ vào điều kiện tài chính mà bà con cân nhắc nên dùng loại nào nhé.

    Bà con tham khảo 2 cách đo pH ao nuôi Tin Cậy có hướng dẫn chi tiết trong video sau:

    • Trường hợp cải tạo ao: Ao sau khi rút cạn nước, vét bùn đáy, phơi đáy ao đến khi còn ẩm thì bà con rải vôi sống CaO khắp mặt ao và quanh bờ, liều lượng sử dụng cho ao cũ là từ 70 – 100 kg/1.000m2 và cho ao mới đào là từ 100 – 150 kg/1.000m2
    • Trường hợp hạ phèn, làm trong nước ao: Trong và sau mỗi trận mưa lớn, bà con hoà tan vôi đá CaCO3 và vôi Dolomite rồi tạt khắp ao, liều lượng sử dụng là 10 – 20 kg/1.000m2 cho mỗi loại.
    • Trường hợp diệt khuẩn trong nước, phòng bệnh cho cá: Định kỳ 10 – 15 ngày, bà con hoà tan hoà tan vôi đá CaCO3, ngâm qua đêm rồi hôm sau tạt khắp ao, liều lượng sử dụng là 10 – 20 kg/1.000m2. Nếu thường xuyên áp dụng biện pháp này thì cá tôm sẽ ít bị bệnh. Bà con lưu ý không nên dùng vôi sống CaO và vôi tôi Ca(OH)2 để bón cho ao đang có cá, vì 2 loại vôi này sẽ làm pH nước tăng nhanh, dễ gây sốc cho cá.Phòng và xử lý phèn trong ao nuôi – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

      Những lưu ý về cách bón vôi

      Bà con lưu ý những điểm về cách bón vôi để mang lại hiệu quá tốt nhất đồng thời bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.

      • Thời gian bón vôi hiệu quả nhất: lúc trời nắng gắt từ 11h – 15h.
      • Không hòa tan vôi trong xô nhựa.
      • Ao có cá không nên tạt khi vôi còn nóng.
      • Tạt vôi theo hướng gió.
      • Tốt nhất là mang khẩu trang và găng tay để đảm bảo an toàn.Sau khi bón vôi cải tạo ao, hạ phèn, bà con lấy nước vào ao qua túi lọc, sau đó tiếp tục xử lý các công đoạn tiếp theo như diệt cá tạp, diệt khuẩn, gây màu nước và thả giống,… Vôi có nhiều công dụng và chi phí rẻ, đã được sử dụng rất nhiều trong nuôi trồng thuỷ sản.  Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cách sử dụng vôi cho ao cá của mình. Chúc bà con vụ mùa thuận lợi.
      • Mọi thắc mắc về “Cách xài vôi trong nuôi cá đạt hiệu quả cao”, vui lòng liên hệ:

        • Kho hàng Móng Cái: Km 9 – Hải Đông – Móng Cái – Quảng Ninh

          Điện thoại: 0934561220- 0934564401

          Trân trọng cảm ơn Quý khách đã đến với Hóa chất Hải Đăng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *