NƯỚC CỨNG LÀ GÌ? CÁCH LÀM MỀM NƯỚC CỨNG

1. Khái niệm nước cứng là gì? Phân loại nước cứng

Tính chất cứng của nước được thể hiện qua tổng hàm lượng Mg2+ (Magie) và Ca2+ (Canxi). Theo đó, nước cứng chính là loại nước chứa hàm lượng cao các cation kim loại Magie (Mg2+) và Canxi (Ca2+).

Để xác định cấp độ cứng của nước, bạn có thể căn cứ vào hàm lượng khoáng chất hòa tan trong nước Ca2+ và Mg2+ như sau:

– Nước mềm có nồng độ dưới 60mg/l.
– Nước cứng vừa phải có nồng độ 60-120 mg/l.
– Nước cứng có nồng độ 120-180 mg/l.
– Nước rất cứng có nồng độ hơn 180mg/ l.

 Khi nồng độ của các ion Magie và Canxi vượt quá 121 mg/lít sẽ được gọi là nước cứng.

2. Nguyên nhân hình thành nước cứng

Có thể kể đến một số nguyên nhân chính tạo ra nước cứng bao gồm:

– Do nguồn nước ngầm đi qua các lớp đá vôi, đất đá, thạch cao hay đá phấn khiến các ion Mg2+, Ca2+… hòa tan vào nước.
– Một số ion kim loại khác có thể hình thành loại nước này như: nhôm, kẽm, bari, mangan, stronti…
– Một vài trường hợp do trong quá trình xử lý nguồn nước ngầm để cung cấp cho người dân, nhiều trạm cung cấp nước chưa có biện pháp xử lý nước cứng triệt để nên vẫn còn tình trạng cứng ở nhiều vùng.

3. Dấu hiệu nhận biết đặc điểm của nước cứng

Để nhận biết gia đình mình có đang sử dụng nước cứng hay không, bạn có thể quan sát và kiểm tra các đặc điểm sau:

– Các cặn trắng hoặc đốm sẽ bám trên bát đĩa kim loại sau một thời gian sử dụng.
– Quần áo, chăn gối nhanh xỉn màu, sờ vào sẽ có cảm giác thô ráp sau khi giặt.
– Vòi nước, vòi hoa sen bị rỉ sét hoặc tích tụ các lớp vảy cứng, ố vàng.
– Da và tóc bị khô chứng tỏ nước nhiễm đá vôi.
– Vòi nước và hệ thống dẫn nước bị tắc liên tục.
– Gương trong nhà vệ sinh bị mờ, xuất hiện các vệt trắng dù thường xuyên lau chùi.
– Bột giặt, nước rửa bát, chất tẩy rửa không ra nhiều bọt khi giặt hoặc giặt xong mà xà phòng vẫn còn bám vào quần áo.
– Nước cứng sẽ tạo ra các viên đá lạnh có màu đục và nhanh tan chảy.
– Nước cứng khi đun sôi sẽ xuất hiện lớp kết tủa màu trắng.
– Hàm lượng magie cao trong nước cứng sẽ tạo ra vị đắng.

Nếu quá trình sinh hoạt của gia đình bạn xuất hiện những dấu hiệu này chứng tỏ đang sử dụng nước cứng.

5.1 Phương pháp nhiệt: Đun sôi nước cứng

Quá trình đun sôi giúp các chất khoáng trong nước được phân hủy, đặc biệt là Canxi. Do đó, nếu nguồn nước nhà bạn chứa nhiều khoáng chất Magie, Canxi thì có thể đun sôi trong vài phút trước khi sử dụng.

5.2 Cách làm mềm nước cứng bằng hóa chất

Với cách này, bạn sẽ cho các loại hóa chất công nghiệp như Na2CO3 và NaOH vào nước để biến Magie và Canxi thành các hợp chất tan được trong nước. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng acid citric tạo thành hiệu ứng Chelate kim loại trong chất tẩy rửa giúp làm mềm nước cứng và nâng cao khả năng tạo bọt. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng với hộ gia đình mà chỉ được sử dụng trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiệt và hơi nước liên tục.

5.3.Sử dụng máy lọc nước để làm mềm nước trong gia đình

Hiện nay, các máy lọc nước đều sử dụng công nghệ màng lọc thẩm thấu ngược RO, nhằm tạo ra áp lực cao để buộc nước chảy qua màng bán thấm. Từ đó giúp loại bỏ các khoáng chất Magie và Canxi lẫn tạp chất gây hại ra khỏi nước. Lúc này, sản phẩm thu được sẽ bao gồm nước cất, hóa chất và chất rắn hòa tan rất sạch, an toàn sức khỏe và có thể uống trực tiếp.

Hiện nay, các thương hiệu sản xuất máy lọc nước RO nổi tiếng có mặt tại thị trường Việt Nam như Kangaroo, Karofi, Sunhouse… Những dòng máy lọc nước RO có thể lọc sạch các nguồn nước từ nước giếng, nước mưa, nước sông đến nước phèn, để tạo ra nguồn nước tinh khiết lên đến 99% cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, bảo vệ tuyệt đối sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh giun sán rất tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *