PHÒNG BỆNH DO THIẾU KHOÁNG TRÊN TÔM

PHÒNG BỆNH DO THIẾU KHOÁNG TRÊN TÔM

1. Nhu cầu khoáng của tôm

Chất khoáng là thành phần rất quan trọng trong cơ thể tôm giúp cho quá trình lột xác của tôm được dễ dàng; nếu thiếu khoáng tôm sẽ bị bệnh cong thân, đục cơ, mềm vỏ…Mật độ nuôi cao thì nhu cầu về khoáng càng cao. Nhu cầu khoáng của tôm thay đổi tùy theo dạng khoáng. Các loại khoáng tinh thể, có thể hòa tan trong nước thường được hấp thụ cao nhất ở dạng các ion, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành các hợp chất bền, ít tan sẽ khó được hấp thụ. Tuy vậy, việc bổ sung khoáng chất cho tôm, nếu trộn cho ăn thì hiệu quả cao hơn nhiều, thay vì tạt xuống nước.

  1. Nhu cầu trong môi trường nước

TTCT có tốc độ tăng trưởng nhanh, do tôm lột xác liên tục, lại được nuôi theo mô hình thâm canh mật độ cao cho nên nhu cầu khoáng chất cũng rất cao. Phải thường xuyên tạt khoáng cho ao nuôi để tôm cứng vỏ dễ lột xác, giúp tôm tăng trưởng nhanh, hạn chế hiện tượng đục cơ và cong thân, mềm vỏ.

Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, việc tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để bổ sung khoáng cho những ao hàm lượng khoáng thấp, hoặc bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.

  1. Nhu cầu trong thức ăn

Khi nuôi ở nồng độ muối thấp, tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn.

Bảng 1: Nhu cầu khoáng trong khẩu phần thức ăn của tôm (Cục Thủy Sản)

Nhóm khoáng đa lượng

Nhu cầu của tôm (g/100g thức ăn)

Ca

<3.0

P

2,0

Ca / P

K

1,1

Na / Cl

Na

Mg

<0.3

Nhóm khoáng vi lượng

Nhu cầu của tôm (mg/kg thức ăn)

Cu

32

Fe

<100

Zn

120

Mn

60

Se

0,3

I

6

Co

1

Cr

1

Bảng 2: Các biểu hiện của tôm khi thiếu khoáng

Khoáng chất

Dấu hiệu

Nguồn

Ca

Giảm sinh trưởng, ăn ít, vỏ tôm mỏng

bacsinhanong

P

Giảm sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khoáng trong vỏ giảm

Muối khoáng trong thức ăn thủy sản

Bộ môn dinh dưỡng, khoa thủy sản, ĐH Cần Thơ

Mg

Thiếu Mg tôm dễ bị cong thân, đục cơ, mềm vỏ, tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và làm chết tôm

Fe

Giảm lượng hồng cầu, gan vàng

Cu

Tôm giảm sinh trưởng, dễ cảm nhiễm bệnh

Zn

Giảm tăng tưởng và giảm sức sinh sản

Mn

Giảm bắt mồi, giảm tăng trưởng, giảm hoạt tính một số enzyme

Se

Giảm khả năng đề kháng bênh, giảm hoạt tính một số enzyme

Co

Tôm không thể tự sản xuất vitamin B12 nên cần bổ sung Co làm chất dinh dưỡng cho các sinh vật hổ trợ tổng hợp B12 cho tôm

2. Cách bổ sung khoáng chất cho tôm

a. Bổ sung vào môi trường nuôi

– Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều mát hoặc tối lúc 22 – 24 giờ, vì tôm thường lột xác ban đêm.

– Khi tôm lột xác, nhu cầu khoáng và oxy tăng gấp đôi, tôm hấp thụ khoáng để tạo vỏ. Vì vậy cần dự đoán thời điểm tôm lột xác để tăng cường lượng khoáng cho tôm.

– Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, cần phải định kỳ tạt khoáng xuống ao.

Một số khoáng chất bổ sung vào môi trường nuôi kích thích tôm lột vỏcứng vỏ nhanhphòng trị cong thânđục cơmềm vỏCanxi, Kali, Magie….

b. Bổ sung vào thức ăn

– Có thể trộn ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi để tăng cường đề kháng, kích thích tăng trưởng nhanh.

– Từ 1- 45 ngày đầu, chu kỳ lột vỏ tôm ngắn, nên nhu cầu về khoáng chất rất cao.

  • Mọi thắc mắc về sản phẩm Khoáng  … hay cần báo giá chi tiết, quý khách vui lòng gọi đến số hotline 0934564401 hoặc 0934561220 để được hỗ trợ giải đáp trực tiếp
    .Địa chỉ kho hàng tại: Km 9, Hải Đông, Móng Cái, Quảng Ninh
    Trụ sở chính: 172 Hà Khẩu, Hạ Long, Quảng Ninh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *