CÁCH CHỮA TRỊ TÔM BỊ TRỐNG ĐƯỜNG RUỘT NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ

Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột như thế nào? Nỗi lo lắng của bất cứ ai nuôi trồng thủy sản đều đau đầu khi không biết xử lý sao cho đúng. Vậy hãy đọc tiếp bài viết của Hải Đăng dưới đây, chắc chắn sẽ cần thiết cho bạn.

Nguyên nhân gây ra bệnh trống đường ruột ở tôm

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trống đường ruột ở tôm có rất nhiều lý do. Tuy nhiên vi khuẩn Vibrio là một nguyên nhân chính bạn cần lưu ý. Vi khuẩn này xâm nhập và bám vào thành ruột tôm. Sau đó phá hủy thành ruột bằng loại độc tố được tiết ra và khiên tôm bị viêm thành ruột. Đường ruột tôm bị trống do tôm không ăn được thức ăn.

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Thức ăn bị nhiễm độc tố, xuất hiện tình trạng nấm mốc, hư hại,…Các loại thức ăn này khiến tôm dễ mắc bệnh đường ruột.

 

Hình 1: Nguyên nhân gây ra bệnh trống đường ruột ở tôm
  • Tôm ăn nhầm tảo độc, chất enzyme trong tảo độc khiến lớp biểu mô ruột bị tê liệt, làm thức ăn khi nạp vào không hấp thu dẫn tới tôm bị bệnh.
  • Thành ruột có ký sinh trùng bám vào, làm ruột bị tổn thương.
  • Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trống đường ruột ở tôm. Ví dụ, trời quá lạnh, mưa nhiều, nắng nóng kéo dài khiến tôm ăn yếu, thường xuyên bỏ ăn, từ đó tôm trống đường ruột.

Triệu chứng khi tôm bị trống đường ruột

Trước khi tìm hiểu cách chữa trị tôm bị trống đường ruột, bạn cần hiểu về những triệu chứng xuất hiện để có cách phòng chữa đúng.

  • Xuất hiện hiện tượng tôm bỏ ăn, yếu ăn, mờ đục đường ruột, đường ruột không có chứa thức ăn hoặc bị đứt từng đoạn, viêm đỏ đường ruột.
  • Khi lắc nhẹ thân tôm, chuyển động của thức ăn trong đường ruột không cố định.
  • Phân tôm khi kiểm tra thấy dễ nát, không suôn, màu sắc nhợt nhạt và thấy khác hoàn toàn với phân bình thường.

 

Hình 2: Triệu chứng khi tôm bị trống đường ruột

Hướng dẫn phòng bệnh tôm bị trống đường ruột

Để phòng bệnh tôm bị trống đường ruột, bạn có thể thực hiện các biện pháp như sau:

Lựa chọn và bảo quản thực ăn tốt

  • Chọn thức ăn có chất lượng, sử dụng loại chuyên dùng cho tôm, đầy đủ dinh dưỡng. Theo từng giai đoạn nuôi nên cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ với lượng thức ăn phù hợp, không nên cho quá nhiều. Bảo quản thức ăn thật tốt, không bị nhiễm độc tố, nấm mốc.
  • Bổ sung men tiêu hóa thường xuyên trong quá trình nuôi giúp cải thiện sức khỏe đường ruột tôm. Bạn có thể trộn lẫn thức ăn và men tiêu hóa trước khi cho tôm ăn. Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột, bạn cần tăng đề kháng cho tôm bằng cách trộn Vitamin C, từ đó ngăn chặn tác nhân gây bệnh,…

Môi trường ao nuôi nên quản lý chặt chẽ

  • Tùy vào trình độ nuôi và mức độ đầu tư, hãy xác định tỷ lệ thả tôm giống sao cho phù hợp, tránh thả dày quá. Cần cải tạo chuẩn bị ao đúng quy trình kỹ càng trước khi thả tôm. Trang bị đầy đủ trang thiết bị như nước, máy quạt, máy sục khí oxy đáy đối với hình thức nuôi tôm công nghiệp.
  • Xử lý đáy ao định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại men vi sinh để chất hữu cơ trong ao do tảo tàn, tôm thải phân ra hàng ngày, xác vỏ tôm lột,.. sẽ bị phân hủy. Đảm bảo giữ môi trường sinh sống của tôm luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Hình 3: Hướng dẫn phòng bệnh tôm bị trống đường ruột

Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột

Muốn chữa tôm khỏi bệnh trống đường ruột, bạn áp dụng theo phác đồ điều trị như sau:

Tiến hành song song 2 bước khi phát hiện tôm nhiễm bệnh:

Xử lý, làm sạch môi trường sinh trưởng của tôm

  • Loại bỏ các loại thức ăn nấm mốc, hư hỏng và thay bằng thức ăn mới. Nếu có tảo, tiến hành cắt tảo khẩn cấp
  • Ao bạt:
    – Trước khi thả tôm 2-3 ngày (gây màu nước và tạo nguồn vi khuẩn có lợi): 1 kg/2.500- 3.000 m2 nền đáy.
    – Tôm dưới 45 ngày tuổi: 1 kg/2.000 m2, 5-7 ngày sử dụng 1 lần.
    – Tôm trên 45 ngày tuổi: 1 kg/1.500 m2, 1 tuần sử dụng 2 lần.
    Ao đất:
    Trước khi thả giống 2-3 ngày:1 kg/2.500-3000 m2 nền đáy.
    – Tôm từ lúc thả đến thu hoạch: 1 kg/ 4.000 m2, 5-7 ngày sử dụng 1 lần.
    – Khi ao tôm bị ô nhiễm, pH biến động: 1 kg/ 2.500-3.000 m2.
  • Tạm thời dừng việc cho tôm ăn, quạt nước mở hết lên với tốc độ cao nhất nhất và chạy liên tục cả ngày lẫn đêm.
  • Sử dụng Bkc 80% diệt khuẩn trong ao với liều lượng Pha loãng thuốc với lượng nước gấp 50 lần tạt đều xuống ao.

Xử lý nước trong ao lắng, khử trùng ao trước khi thả nuôi: 1 lít /800m3 nước, 3 ngày trước khi thả giống.

–   Sát trùng định kỳ nước ao: 1lít dùng cho 2.000- 4.000m3 nước, 2 tuần xử lý 1 lần.

–   Diệt khuẩn trong nước ao nuôi đang có tôm bệnh, nước trong ao bị phát sáng: 1 lít dùng cho 1.200-1.500m3 nước, 3 ngày xử lý một lần.

–   Khử trùng bể ương, dụng cụ:  pha vào nước theo nồng độ 200ppm (200ml/m3) phun xịt hoặc ngâm dụng cụ, bể ương 6-8 giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch, phơi khô.

  • Sử dụng cancium max bổ sung dưỡng chất, cung cấp vi sinh vật có lợi trong đường ruột hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu thức ăn cho tôm.

– Giúp tiêu hoá, hấp thu tốt, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: 1 kg/250-500 kg thức ăn, cho ăn thường xuyên.
– Cung cấp vi sinh vật hữu ích, tạo nguồn thức ăn tự nhiên: 1 kg/6.000-7.000 m3 nước, bón trước khi thả giống 2-3 ngày.
Chú ý:
– Để tăng hiệu quả sử dụng thuốc nên trộn 1 kg thuốc với 1 kg đường sau đó hòa tan với 5-10 lít nước, sục khí 2-3 giờ rồi trộn vào thức ăn hoặc pha với lượng nước thích hợp tạt đều xuống ao.
– Không sử dụng đồng thời với hóa chất sát trùng nước.
– Ngừng sử dụng 0 ngày trước khi thu hoạch.

 

Hình 4: Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột

Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột rất dễ thực hiện và bạn có thể áp dụng ngay nếu gặp hiện tượng này trong thời gian nuôi trồng. Hy vọng các thông tin trong bài viết của Hải Đăng sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *