TÔM BỊ KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT-NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột, vấn đề nan giải của những người nông dân. Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến căn bệnh này trên cơ thể tôm? Cách xử lý khi tôm bị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời chi tiết mọi thắc mắc, cùng Hải Đăng đón đọc tiếp nhé.

Nguyên nhân gây tôm bị ký sinh trùng đường ruột

Trong ruột tôm xuất hiện ký sinh trùng thuộc lớp trùng 2 tế bào mang tên Gregarine có vật chủ trung gian gồm động vật chân đốt và động vật thân mềm.

Ở giai đoạn trưởng thành, cấu tạo Gregarine hay thể dinh dưỡng sẽ có 2 tế bào. Cấu tạo của tế bào phía trước (Protomerite-P) phức tạp, cơ quan này dính trên ký sinh trùng và gọi là đốt trước (Epimerite – E). Tế bào phía sau là (Deutomerite – D).

Hình 1: Nguyên nhân gây tôm bị ký sinh trùng đường ruột

*Gregarine gây bệnh trong điều kiện:

  • Tôm từ 40-50 ngày tuổi trở lên thường mắc phải bệnh ký sinh trùng đường ruột. Xuất hiện chủ yếu trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mật độ nuôi dày, nhiệt độ nước cao, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi cải tạo ao.
  • Ngoài ra, tôm bị ký sinh trùng đường ruột đã có thể phát hiện bệnh trong khoảng 10 ngày đối với một số trường hợp tôm ao đất. Như ao chứa nhiều vật chủ trung gian như giun đất, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ,…

Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng trên tôm

Khi gặp trường hợp tôm mắc phải bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột được chia thành 2 dạng bệnh như sau:

Bệnh vi bào tử trùng

Tôm sẽ chuyển sang màu trắng sữa hoặc trắng đục nếu nhiễm bệnh. Tôm khi lớn hơn có thể quan sát rõ ràng hơn. Một số con ở phần cuối cơ thể hoặc phần lưng bị đục cơ.

Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy

Tôm nhiễm bệnh haplosporidian có các dấu hiệu tổng thể bao gồm: cơ thể nhợt nhạt, gan tụy co lại, tôm chậm lớn, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì giảm, tăng FCR cao, chậm tăng trưởng.

Hình 2: Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng trên tôm

Tôm bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột Gregarine và Vermiform gây phân trắng

Tôm đi ngoài màu phân trắng đục nổi trên mặt nước hoặc ở trong nhà. Thậm chí những con bị bệnh có thể hậu môn dính phân. Nếu bệnh nặng, tôm bỏ ăn, vỏ mềm, ốp vỏ, chậm lớn. Khi quan sát kỹ sẽ thấy ống ruột tôm bị trống rỗng hoặc đứt quãng. Bóp nhẹ một chút thấy trong ống ruột tôm, phân có thể di chuyển lên xuống, đặc biệt phần cuối ruột. Màu sắc của tôm bệnh thường sậm bất thường.

Hướng dẫn phòng và chữa bệnh nhiễm ký sinh trùng ở tôm

Có rất nhiều cách để phòng và chữa bệnh nhiễm ký sinh trùng ở tôm, người nông dân có thể thực hiện theo phương pháp sau:

Cách phòng nhiễm bệnh ký sinh trùng ở tôm

  • Nếu có vật chủ trung gian, hãy diệt sạch để đảm bảo môi trường sống tốt cho tôm.
  • Hòa 1lít thuốc với 50 lít nước tạt đều khắp ao
  • Xử lý nước bằng Iodine :Thường xuyên diệt khuẩn gây bệnh trong ao nuôi tôm: 1lít/2.000-2.500m3 nước, định kỳ 15 ngày / lần.
  • Sát trùng nguồn nước nuôi khi tôm bị đóng rong, nhớt thân, đỏ mang, hoại tử phụ bộ, hoại tử gan, đốm nâu, đen mang: 1lít/1.500-2.000m3 nước, 3 ngày/lần cho đến khi hết bệnh.
  • Sát trùng nước ao lắng, khử trùng ao trước khi thả nuôi: 1lít/ 2.000m3 nước.
Hình 3: Hướng dẫn phòng và chữa bệnh nhiễm ký sinh trùng ở tôm
  • Mẹo chữa bệnh nhiễm ký sinh trùng trên tôm

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy rằng tỏi là một loại dược liệu tốt  giúp điều trị bệnh ký sinh trùng trên tôm hiệu quả. Cụ thể, Chutchawanchaipan và ctv (2004) đã đưa một bản báo cáo về việc xay tỏi tươi để thực hiện diệt ký sinh trùng. Kết quả biểu đạt cho thấy số lượng ký sinh trùng từ ruột của tôm sú đã giảm hơn so với trước kia.

Hình 4: Mẹo chữa bệnh nhiễm ký sinh trùng trên tôm

Theo đó, cứ 1kg thức ăn cho tôm, trộn đều với 10gr tỏi tươi và 20ml chitosan. Sau đó trong vòng 5 tuần cho tôm ăn hết chỗ thức ăn đó ở 3 ao đất. Trước khi cho ăn tỏi, các nhà thí nghiệm đã tiến hành lấy mẫu tôm và sau khoảng 1 tuần cho ăn tiếp tục lấy mẫu 20 con mỗi lần nhằm kiểm tra trong ruột tôm nuôi sử dụng kỹ thuật nuôi mô số lượng gregarines. Ghi nhận kết quả vô cùng bất ngờ khi 100% số lượng tôm nhiễm gregarines trong 4 tuần theo chế độ ăn tỏi đã giảm hoàn toàn.

Vì vậy, nếu trong trường hợp bạn gặp tôm bị ký sinh trùng đường ruột có thể áp dụng theo tỷ lệ thức ăn được chia dưới bảng sau:

Thời gian (tuần) Tỷ lệ tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarines (%)
Ao 1 Ao 2 Ao 3
Trước khi bổ sung tỏi vào thức ăn 100 90 85
100 100 90
1 30 65 40
2 10 15 10
3 0 15 15
4 0 0 0
5 0 0 0

Qua những thông tin trong bài viết chắc hẳn bạn đã biết cách xử lý khi gặp bệnh tôm bị ký sinh trùng đường ruột rồi phải không? Mong rằng những kiến thức trên đây sẽ đem lại nhiều bổ ích cho người nông dân, để họ có được một vụ nuôi tôm bội thu và tôm luôn khỏe mạnh.

HẢI ĐĂNG kính chúc quý khách có một vụ nuôi tôm thành công .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *