BỆNH KÍ SINH TRÙNG TRÊN TÔM-NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

I/. Bệnh vi bào tử trùng EHP

Vi bào trùng tử là bệnh ở tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra. EHP thường ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng. EHP không gây chết hàng loạt ở tôm, tuy nhiên làm giảm năng suất thu hoạch đáng kể, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm nhiễm bệnh vi bào trùng tử sẽ có kích cỡ không đồng đều, tăng trưởng chậm, chỉ đạt từ 10 – 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh. Kèm theo đó là một số biểu hiện như tôm mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột. Màu sắc tôm sẽ có thể chuyển sang trắng đục hay màu sữa.

 Kiểm soát dịch bệnh:

 1/ Đối với trại tôm giống:

– Tôm bố, mẹ sạch bệnh và không nhiễm EHP.

–  Trước khi đưa vào cho sinh sản phải kiểm tra tôm bố mẹ, (mẫu phân) bằng phướng pháp nested PCR, nếu âm tính mới sử dụng.

– Không sử dụng động vật sống (ví dụ như: giun nhiểu tơ sống, nghêu, sò,..) để làm thức ăn cho tôm bố, mẹ.

– Nếu sử dụng động vật sống làm thức ăn cho tôm:

+ Nên đông lạnh trước khi cho tôm ăn.

+ Sau khi đông lạnh phải sấy nhiệt độ 70oC trong 10 phút để diệt các loại virus ( đông lạnh lâu không thể diệt virus)

+ Hoặc sau khi đông lạnh, chiếu xạ tia gamma để diệt mầm bệnh.

2/ Trường hợp trại tôm giống nhiễm EHP:

– Tất cả tôm phải được loại bỏ từ các trại sản xuất giống.

– Tất cả các thiết bị, vật dụng ( các bộ lọc, bể chứa nước, ống nước, dây sục khí,.. trong trại phải được tiệt trùng bằng dung dịch sút 2,5% ( NaOH 25g/l nước ngọt). Trong 3 giờ, sau đó rửa sạch lại. – Sau khi tiệt trùng toàn bộ trang trại phải được phơi nắng hoặc làm khô trong 7 ngày.

– Sao đó, toàn bộ nền (sàn) trang trại được rửa lại bằng dung dịch chlorine 200ppm.

3/ Đối với người nuôi tôm:

– Xét nghiệm PCR tôm post đối với các bệnh: EMS, Đốm Trắng, EHP… – Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ sau vụ nuôi, đặc biệt khi vụ trước đã xuất hiên EHP.

– Do bào tử của EHP có vỏ dày, Chlorine với hàm lượng cao cũng không diệt được bào tử EHP do đó nên xử lý bằng vôi sống trong quá trình cải tạo ao trước khi thả

– Khi tôm được khoảng 16-17 ngày khi ăn được thức ăn viên số 2

4/ Dùng vôi để diệt bào tử EHP:

– Dọn sạch bùn bã trong ao.

– Phơi ao cho khô (10-15 ngày).

– Cày xới sâu khoảng 10-12 cm.

– Bón vôi CaO khắp đáy ao, liều 6 tấn/ha.

– Sau đó, phơi ao thêm 1 tuần trước khi lấy nước.

– Sau khi dùng vôi CaO, pH đất sẽ tăng lên rất cao (có khi >12), sau vài ngày pH sẽ trở lại bình thường khi nó hấp thu CO2 và trở thành dạng CaCO3.

– Định kỳ dùng chế phẩm sinh học: Để cải tạo môi trường ao nuôi tốt.

5/ Biện pháp xử lý khi bệnh xảy ra:

– Diệt sạch tôm bệnh.

– Xử lý nước ao bằng vôi sống CaO.

– Tháo cạn nước và chuẩn bị ao nuôi từ đầu.

II/. Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy

Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis là nhóm ký sinh trùng gây bệnh trên gan tụy tôm. Khi tôm bị loại ký sinh này xâm nhập sẽ có các triệu chứng như gan tụy co lại, màu sắc cơ thể nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm tăng trưởng.

Cách phòng trị: 

– Xét nghiệm PCR tôm post đối với các bệnh: EMS, Đốm Trắng, EHP… và kiễm tra ký sinh.

– Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ sau vụ nuôi.

– Xử lý bằng Chlorine với hàm lượng cao hoặc vôi sống trong quá trình cải tạo ao trước khi thả.

– Khi tôm được khoảng 16-17 ngày khi ăn được thức ăn viên số 2

 III/. Bệnh phân trắng do nhiễm ký sinh trùng Vermifrom và Gregarine 

Ký sinh trùng Gregarine hay còn được gọi là ký sinh trùng hai roi là loại thường xuất hiện trong đường ruột của tôm bị phân trắng khi kiểm tra bằng kính hiển vi. Phân trắng là bệnh khá phổ biến ở tôm và thường xuất hiện từ ngày nuôi thứ 40 trở đi. Khi ký sinh trong đường ruột của tôm, Gregarine sẽ gây tổn thương các biểu mô, tắc nghẽn ruột , tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến hiệu quả hấp thu dinh dưỡng của tôm kém, tôm giảm ăn hoặc nếu bệnh nặng có thể bỏ ăn.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm Gregarine là tôm bị phân trắng  xuất hiện các sợi phân trắng nổi trên mặt nước ao nuôi. Tôm bị mềm vỏ, chậm lớn, màu sậm bất thường. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy ống ruột tôm bị đứt quãng hoặc trống rỗng. Tôm bệnh phân trắng không chết hàng loạt, tuy nhiên sẽ gây nhiều ảnh hưởng về năng suất tôm thu hoạch.

  Vermifrom không phải là sinh vật, không phải là giun sáng trong gan tụy hay đường ruột mà là biểu hiện của các tế bào biểu mô gan tụy bị hoại tử bong tróc, một dạng bệnh lý tổn thương gan tụy. Vermifrom xuất hiện làm giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, đồng thời nhiễm bệnh cơ hội khác, nếu bị nặng có thể gây phân trắng.

Cách phòng trị: 

– Xét nghiệm PCR tôm post đối với các bệnh: EMS, Đốm Trắng, EHP… và kiễm tra ký sinh.

– Xử lý bằng  Chlorine với hàm lượng cao hoặc vôi sống trong quá trình cải tạo ao trước khi thả.

– Khi tôm được khoảng 16-17 ngày khi ăn được thức ăn viên số 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *