QUY TRÌNH BỔ SUNG KHOÁNG CHO TÔM

TẠI SAO CẦN BỔ SUNG KHOÁNG CHO TÔM?

Quá trình lột xác và nhu cầu về khoáng của tôm:

Lột xác là hiện tượng rụng lớp biểu bì cũ và tái tạo lớp mô mới, xảy ra ở nhiều loài động vật không xương sống, bao gồm cả động vật giáp xác.

Đây là một quá trình thiết yếu cho sự tăng trưởng của giáp xác ở các giai đoạn hậu ấu trùng.

Chu kỳ lột xác của tôm bao gồm các giai đoạn hậu lột xác, trung gian giữa hai kỳ, tiền lột xác và lột xác. Những giai đoạn này có thể không được phân biệt một cách rõ ràng trong thực tế.

Nhưng những sự khác biệt về tập tính của tôm trong các giai đoạn khác nhau có thể quan sát dễ dàng, ví dụ tôm ăn nhiều hơn bình thường và sau đó giảm hoặc việc tăng giảm độ kiềm của nước trong ao, v.v.

Do lớp vỏ tôm được hình thành chủ yếu từ các khoáng chất nên quá trình lột xác kéo theo nhu cầu khoáng chất rất cao.

Nhu cầu khoáng của tôm sẽ thay đổi tùy vào từng giai đoạn lột xác. Người nuôi cần theo dõi kỹ càng những thay đổi trong chế độ ăn của tôm để xác định giai đoạn lột xác, từ đó điều chỉnh việc bổ sung khoáng vào thức ăn hay nước hồ nuôi cho hợp lý.

Việc bổ sung khoáng đúng lúc, đúng hàm lượng tương ứng với từng giai đoạn là rất quan trọng.

Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước.

Bổ sung khoáng chất vào ao nuôi vào thời điểm nào là thích hợp nhất:

Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều  hoặc vào ban đêm lúc 10-12 giờ, vi tôm nuôi thường lột xác vào đêm.

Khi tôm lột xác nhu cầu oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hâp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn rất mạnh vào giai đoạn từ 02-04 giờ sáng.

* Chu trình lột xác và nhu cầu oxy, khoáng chất trong nước:

– Tôm có khuynh hướng lột vỏ khi pH thấp.

 Khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Hiện nay, ở các mô hình thâm canh, đặc biệt là siêu thâm canh, mật độ con giống rt cao, tôm nuôi thường bị thiếu khoáng. Vì vậy, tôm cần được bổ sung khoáng đầy đủ, thông qua thức ăn và nước ao nuôi.

Đặc điểm

Ngoài tự nhiên, tôm sống ở môi trường nước biển có độ mặn khoảng 35‰. Ở môi trường đó, tôm sẽ thích nghi với nguồn nước có tỷ lệ hàm lượng các khoáng chất nhất định.

Trong khi, với môi trường ao nuôi, nước có độ mặn thấp hơn, hàm lượng khoáng chất trong nước cũng thay đổi.

Vì vậy, để giúp tôm phát triển ổn định lâu dài, duy trì khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, tôm ít bị stress và khỏe mạnh trong suốt vụ nuôi, cần tính toán cũng như cân đối để bổ sung khoáng chất sao cho phù hợp với môi trường nước biển là tốt nhất.

Chất khoáng được chia làm hai nhóm là đa lượng và vi lượng. Khoáng đa lượng có hàm lượng cao trong nước, nhu cầu của tôm với các chất này cũng khá cao bởi chúng có tác dụng cấu tạo nên vỏ tôm, điều hòa áp suất thẩm thấu, duy trì ổn định pH như: Canxi (Ca), Kali (K), Magie (Mg)…

Trong khi, nhóm khoáng vi lượng sẽ có hàm lượng ít, một số loại như Đồng (Cu), Crôm (Cr), Kẽm (Zn).

Nhu cầu

Do lớp vỏ tôm được hình thành chủ yếu từ các khoáng chất nên quá trình lột xác kéo theo nhu cầu khoáng chất rất cao. Bởi vậy, nhu cầu khoáng ở các giai đoạn sinh trưởng của tôm là khác nhau, phụ thuộc vào sự lột xác nhiều hay ít.

Tôm kích cỡ nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn hơn so tôm trưởng thành. Ngoài ra, độ mặn cũng tỷ lệ thuận với hàm lượng khoáng. Vì vậy, tùy vào từng vùng nuôi, mùa vụ khác nhau người nuôi xác định hàm lượng khoáng phù hợp bổ sung cho tôm.

Trong quá trình nuôi, thường xuyên kiểm tra vỏ của tôm, khi ao nuôi được cung cấp đủ khoáng, vỏ tôm sẽ bóng, cứng và chắc, ngược lại tôm có dấu hiệu mềm vỏ chứng tỏ hàm lượng các chất khoáng trong ao chưa đủ.

Thời gian nuôi- Số lần lột xác- Kích cỡ tôm:

Nguồn cung cấp

Khoáng cung cấp cho tôm được bổ sung từ thức ăn và nguồn nước. Trong thành phần dinh dưỡng của thức ăn đã có một số các chất khoáng vi lượng; tuy nhiên, từng đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của tôm, đặc biệt là giai đoạn khi tôm lột xác.

Tôm lớn lên bằng cách lột xác, việc hấp thu được khoáng sẽ giúp quá trình lột xác và tạo vỏ mới được diễn ra dễ dàng, thuận lợi.

Do đó, sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Đặc biệt, khi lột xác xong, môi trường nước có đủ khoáng, vỏ tôm sẽ cứng, chắc và bóng.

– Khi ao tôm thiếu khoáng:

+ Môi trường nước ao biến động: độ kiềm giảm, pH không ổn định, tảo kém phát triển.

+ Tôm cong thân đục cơ và dễ nhiễm bệnh.

+ Tôm mềm vỏ, chậm cứng lại, chết sau khi lột xác khoảng 3-10%.

+ Đáy ao lão hóa.

Tổ hợp trên 60 khoáng chất vi lượng và đa lượng có nguồn gốc tự nhiên gồm: MgSO4, Al2O3, K2O, CaO3 Na2,O Fe2O3,…Thành phần gần giống nước biển tự nhiên.

– Giúp tôm mau cứng vỏ sau khi lột xác.

– Bổ sung khoáng thiết yếu cho tôm.

– Ổn định độ kiềm và pH nước ao.

– Tảo và động vật phù du phát triển bền vững.

– Khắc phục tình trạng ao lão hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *